Van Tai Duong Sat > Giới thiệu
Giới thiệu

Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt là Công ty hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam nắm cổ phần chi phối. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt là: kinh doanh vận tải hành khách đường sắt , vận tải hàng hóa đường sắt  theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt thực hiện theo Quy chế kinh doanh đường sắt được Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành

Cơ cấu tổ chức hoạt động và quản lý

1. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty cổ phần Vận tải đường sắt (08 phòng)

    • Văn phòng
    • Phòng Tổ chức – Cán bộ
    • Phòng Kinh doanh
    • Phòng Tài chính – Kế toán
    • Phòng Kế hoạch – Đầu tư
    • Phòng An ninh – An toàn
    • Phòng Quản lý phương tiện
    • Phòng Công nghệ thông tin – Thống kê
  • 2. Các chi nhánh toa xe (04 chi nhánh)
    • Chi nhánh Toa xe Hà Nội (đổi tên từ Xí nghiệp Toa xe hàng sau khi hợp nhất)
    • Chi nhánh Toa xe Vinh
    • Chi nhánh Toa xe Đà Nẵng
    • Chi nhánh Toa xe Sài Gòn
  • 3. Các chi nhánh Đoàn tiếp viên (02 chi nhánh)
    • Chi nhánh Đoàn tiếp viên đường sắt Hà Nội
    • Chi nhánh Đoàn tiếp viên đường sắt Sài Gòn (đổi tên từ Đoàn Tiếp viên Phương Nam)
  • 4. Các chi nhánh vận tải đường sắt (11 chi nhánh)
    • Chi nhánh VTĐS Lào Cai
    • Chi nhánh VTĐS Đông Anh
    • Chi nhánh VTĐS Hải Phòng
    • Chi nhánh VTĐS Hà Nội
    • Chi nhánh VTĐS Vinh
    • Chi nhánh VTĐS Đồng Hới
    • Chi nhánh VTĐS Đà Nẵng
    • Chi nhánh VTĐS Nha Trang
    • Chi nhánh VTĐS Sóng Thần
    • Chi nhánh VTĐS Sài Gòn
    • Chi nhánh Dịch vụ vận tải Đa phương thức.
  • 5. Công ty CP Vận tải Đường sắt – Cơ sở Sài Gòn

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

  • Tổ chức vận tải hàng hoá, hành khách, hành lý bao gửi trên toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam.
  • Kinh doanh vận tải đa phương thức (Logistic) liên vận quốc tế và trong nước.
  • Sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện thiết bị, phụ tùng toa xe, cùng một số lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ vận tải khác như cho thuê kho, bãi.
  • Kinh doanh xăng dầu, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị chuyên dùng đường sắt, kinh doanh du lịch,
  • khách sạn, dịch vụ ăn uống, nhà hàng…

PHẠM VI HOẠT ĐỘNG

Hiện nay, các tuyến đường sắt khai thác phục vụ cho nhu cầu vận tải hành khách gồm:

  • Tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.
  • Tuyến Hà Nội – Lào Cai và ngược lại.
  • Tuyến Hà Nội – Hải Phòng và ngược lại.
  • Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng và ngược lại.
  • Tuyến Hà Nội – Quán Triều và ngược lại.
  • Tuyến Đà Lạt – Trại Mát và ngược lại.

Các tuyến đường sắt  khai thác phục vụ cho nhu cầu vận tải hàng hóa gồm:

  • Tuyến Thống Nhất (Sóng Thần – Giáp Bát và ngược lại).
  • Tuyến khu đoạn: Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Kép – Hạ Long.

Ngoài ra Công ty còn tổ chức đường sắt vận chuyển hàng hoá, hành khách Liên vận quốc tế qua hai cửa khẩu Hà Khẩu và Hữu Nghị Quan với đường sắt Trung Quốc.

Năng lực một số tuyến và ga đường sắt phía Tây Hà Nội – Lào Cai bao gồm:

  • Tuyến Yên Viên – Lào Cai: đã nâng cấp, cải tạo và chạy trên 20 đôi tàu/ngày, đêm. Trong đó là 05 đôi tàu khách, 06 – 07 đôi tàu chở Apatit và các tàu hàng hoá khác 03 đôi. Và năng lực còn dư 08 đôi tàu với mỗi đoàn tàu hàng hiên nay kéo được 24 – 30 toa, tương đương với khoảng 1.000 Tấn/đoàn. Hiện tại, ngành đường sắt đã nâng cấp các cầu yếu và đã thử nghiệm việc đưa đầu máy lớn lên kéo tàu hàng, có thể kéo tới 35 toa/đoàn, tương đương với trên 1000 Tấn/đoàn.
  • Ga Lào Cai sau khi cải tạo: có năng lực xếp dỡ đạt 200 toa/ngày, đêm.
  • Ga Xuân Giao: là ga kết nối với đường sắt công nghệ mỏ, có nhiều trọng điểm đường xếp dỡ, vừa được cải tạo thêm đường xếp, dỡ.